KHÓA HỌC QUẢN LÝ GIÁM SÁT BÁN HÀNG
CÓ NỀN TẢNG ĐỂ CHUYÊN NGHIỆP
...
⤷ HƯỚNG DẪN THAM GIA
KHÓA HỌC QUẢN LÝ GIÁM SÁT BÁN HÀNG
CÓ NỀN TẢNG ĐỂ CHUYÊN NGHIỆP
...
⤷ HƯỚNG DẪN THAM GIA
Chào mừng các bạn đến với khóa học "Quản lý bán hàng tăng doanh số nhóm cấp tốc".
Chúng ta đều biết rằng, trong môi trường kinh doanh hiện nay, đặc biệt là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt. Không có thương hiệu lớn hay nguồn lực mạnh mẽ để dựa vào, chúng ta cần phải sáng tạo và linh hoạt trong cách tiếp cận thị trường. Các sản phẩm của chúng ta không phải là những mặt hàng phổ biến, được quảng cáo rộng rãi, mà là những sản phẩm cần đến tận tay người tiêu dùng thông qua quá trình chào mời trực tiếp.
Vấn đề mà chúng ta phải giải quyết là: Làm thế nào để, với nguồn lực hạn chế, chúng ta có thể nâng cao doanh số cho đội ngũ bán hàng trong môi trường siêu cạnh tranh như hiện nay?
Trong khóa học này, tôi sẽ không hướng các bạn đi sâu vào lý thuyết quản lý mà chúng ta sẽ tập trung vào các giải pháp thực tiễn và có thể áp dụng ngay vào công việc. Cụ thể, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và phát triển:
Chiến dịch bán hàng hiệu quả: Cách xác định mục tiêu, xây dựng thông điệp và chọn lọc khách hàng tiềm năng.
Chính sách hỗ trợ đội ngũ bán hàng: Làm sao để đưa ra các chính sách thưởng phạt, động viên, và hỗ trợ phù hợp với từng chiến dịch cụ thể.
Công cụ và kỹ năng chào mời: Những công cụ nào có thể hỗ trợ đội ngũ của bạn khi họ tiếp cận khách hàng trực tiếp? Những kỹ năng nào là quan trọng nhất để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của bạn?
Cuối cùng, chúng ta sẽ cùng nhau tạo ra một kế hoạch hành động cụ thể mà các bạn có thể mang về áp dụng ngay vào đội ngũ của mình. Khóa học này được thiết kế để không chỉ giúp các bạn hiểu được những gì cần làm, mà còn hướng dẫn các bạn cách làm sao để thực hiện hiệu quả nhất.
Hãy sẵn sàng với những câu hỏi thực tế và tình huống cụ thể từ đội nhóm của các bạn, bởi vì chúng ta sẽ làm việc dựa trên chính những thách thức mà các bạn đang gặp phải.
Mục tiêu: Bạn phải tìm và tập trung vào đúng 1 mục tiêu chính để tăng doanh số nhóm
Trong bối cảnh thị trường suy giảm.
Giám đốc kinh doanh cần CHỌN MỘT MỤC TIÊU thật cụ thể để làm chương trình. Bởi vì hầu hết các bạn NVKD chỉ đang
Quản lý đội nhóm và Giám sát cần nắm thật chắc Mục Tiêu để triển khai xuống dưới
Vậy bạn chọn mục tiêu gì trong thời gian tới?
Nội dung:
Công thức tăng doanh số cho đội nhóm
Các mục tiêu giúp tăng doanh số
Chia nhỏ mục tiêu
Chọn mục tiêu để làm
Hãy đọc câu chuyện thực tế để giúp dễ hiểu khóa học hơn ... bấm đọc
Câu chuyện: Hành trình của Minh – Từ Trình Dược Viên Giỏi Đến Giám Sát Bán Hàng Thành Công
Minh, một trình dược viên xuất sắc, đã nổi bật trong công ty dược phẩm nhỏ nơi anh làm việc. Với khả năng bán hàng vượt trội, sự am hiểu về sản phẩm và mối quan hệ tốt với các nhà thuốc, anh nhanh chóng được đề bạt lên vị trí Giám sát bán hàng (GSBH). Minh rất tự tin, nghĩ rằng thành công của mình khi làm trình dược viên sẽ giúp anh làm tốt vai trò giám sát. Nhưng, thực tế nhanh chóng chứng minh ngược lại.
Vai trò 1: Xây dựng kế hoạch bán hàng
Ngay từ những ngày đầu tiên trong vai trò mới, Minh được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch bán hàng cho khu vực phụ trách. Khi còn là trình dược viên, Minh chỉ cần tập trung vào bán sản phẩm và đạt doanh số cá nhân. Nhưng giờ đây, anh phải nghĩ xa hơn, không chỉ về việc bán hàng, mà còn về cách phân bổ nguồn lực, xác định mục tiêu doanh số cho toàn bộ đội ngũ, và xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng.
Minh ngồi trong phòng, đối diện với bảng tính Excel trống trơn, đầu óc rối bời. Làm thế nào để biến kinh nghiệm bán hàng của mình thành một kế hoạch có hệ thống? Anh bắt đầu lên danh sách các khách hàng tiềm năng, nhưng không biết cách nào để đặt ra các mục tiêu bán hàng hợp lý cho cả nhóm. Minh đã từng nghĩ kế hoạch bán hàng chỉ là một việc đơn giản, nhưng giờ anh nhận ra tầm quan trọng của việc phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh, và thậm chí cả dự đoán xu hướng.
Vai trò 2: Xây dựng và quản lý đội ngũ bán hàng
Với những khó khăn ban đầu chưa kịp giải quyết, Minh nhận thêm một thách thức lớn khác: quản lý đội ngũ trình dược viên. Khi còn là đồng nghiệp, mọi người đều yêu quý Minh. Nhưng khi anh lên làm giám sát, mối quan hệ thay đổi. Anh phải học cách phân công công việc, đánh giá hiệu suất, và động viên các thành viên trong nhóm. Có lần, Minh nhờ một trình dược viên thân thiết đảm nhiệm một khu vực khó, nhưng anh này tỏ ra không hài lòng và bắt đầu có dấu hiệu chống đối. Minh nhận ra rằng làm lãnh đạo không chỉ là "làm bạn" mà còn phải biết cách phân quyền và truyền động lực.
Vai trò 3: Xây dựng và quản lý hệ thống khách hàng
Thêm vào đó, việc quản lý hệ thống khách hàng cũng không còn đơn giản như Minh từng nghĩ. Minh luôn tự tin vào khả năng giao tiếp của mình, nhưng khi phải quản lý toàn bộ danh sách khách hàng từ các nhà thuốc đến đại lý phân phối, anh thấy mình bị quá tải. Minh không chỉ cần giữ mối quan hệ với các nhà thuốc quen thuộc, mà còn phải mở rộng mạng lưới khách hàng mới, đảm bảo công ty không bị phụ thuộc vào một nhóm khách hàng cố định. Những gì anh từng làm tốt với tư cách trình dược viên giờ đây không còn đủ để quản lý một hệ thống khách hàng lớn.
Vai trò 4: Đảm bảo hoàn thành KPIs
Thời gian trôi qua, áp lực KPIs (doanh số, MCP, ASO, SKU) ngày càng đè nặng lên Minh. Mặc dù bản thân Minh từng là người đạt được doanh số cá nhân tốt, trước đây cũng chỉ cần chăm chỉ đi bán hàng và chăm sóc khách là ổn, đâu cần phải bám sát các con số làm gì cho mệt. Nhưng hiện nay đã khác, không thể cứ chỉ thúc đẩy động viên nhân viên là xong, việc đạt KPI cho cả nhóm là một thách thức hoàn toàn khác. Minh cần phải làm việc dựa trên con số. Một số trình dược viên dưới quyền anh liên tục không đạt chỉ tiêu, và Minh phải đối mặt với việc tìm cách nâng cao hiệu suất của họ mà không làm họ mất tinh thần. Minh nhận ra rằng việc chỉ tập trung vào kết quả không đủ – anh cần một chiến lược chi tiết để đảm bảo mỗi người trong đội ngũ của mình hoàn thành KPI cá nhân, từ đó góp phần vào kết quả chung của công ty.
Vai trò 5: Phân tích và báo cáo số liệu
Cuối cùng, mỗi tháng Minh phải chuẩn bị báo cáo số liệu. Đây là một phần công việc mà anh chưa từng nghĩ sẽ phức tạp đến vậy. Minh thấy mình đang chìm ngập trong những bảng số liệu doanh số, tồn kho, và các chỉ số KPI phức tạp. Việc phân tích dữ liệu để đưa ra chiến lược hành động là điều mới mẻ với anh. Dù có thể dựa vào kinh nghiệm cá nhân để đưa ra phán đoán, nhưng Minh biết rằng nếu không hiểu sâu về số liệu và cách phân tích, anh sẽ không thể đưa ra những quyết định chiến lược quan trọng.
Kết thúc câu chuyện:
Trong quá trình chuyển đổi từ một trình dược viên giỏi sang một giám sát bán hàng thành công, Minh gặp phải rất nhiều khó khăn, nhưng cũng học được những bài học quý giá. Anh nhận ra rằng để thành công ở vị trí mới, anh cần nhiều hơn kỹ năng bán hàng đơn thuần – đó là khả năng quản lý công việc và quản lý con người. Những kỹ năng này đòi hỏi sự học hỏi, rèn luyện và áp dụng các phương pháp quản trị hiện đại.
Bài học từ câu chuyện của Minh:
Câu chuyện về Minh sẽ được sử dụng xuyên suốt khóa học để minh họa cho 5 vai trò chính mà người GSBH cần nắm vững:
Xây dựng kế hoạch bán hàng: Không chỉ là kinh nghiệm bán hàng cá nhân mà còn là khả năng phân tích và lập chiến lược dài hạn.
Xây dựng và quản lý đội ngũ bán hàng: Kỹ năng lãnh đạo, phân công, và động viên nhân viên.
Xây dựng và quản lý hệ thống khách hàng: Hiểu và quản lý toàn bộ mạng lưới khách hàng, từ nhà thuốc đến đại lý phân phối.
Đảm bảo hoàn thành KPI: Làm thế nào để quản lý đội ngũ đạt được các chỉ tiêu doanh số và KPI.
Phân tích và báo cáo số liệu: Kỹ năng phân tích số liệu và sử dụng chúng để đưa ra quyết định chiến lược.
Mục tiêu: Bạn phải tạo ra được 1 chiến dịch cụ thể để chạy
Mục tiêu: Bạn phải tạo ra công cụ hiệu quả, cho bạn và cho nhân viên
Công cụ quản lý là các phương tiện, tài liệu, phương pháp, hoặc hệ thống hỗ trợ người quản lý trong việc giám sát, điều hành, và tối ưu hóa hiệu suất của đội nhóm. Đối với quản lý nhóm bán hàng, công cụ quản lý giúp họ thực hiện các nhiệm vụ cốt lõi như giao việc, theo dõi tiến độ, đo lường kết quả, và hỗ trợ đội ngũ đạt được mục tiêu doanh số.
Chia sẻ:
Với mục tiêu chặt cây: công cụ cưa máy có thể nhanh gấp 60 lần so với dùng dao để chặt. Bạn có nhận thấy tầm quan trọng của việc sở hữu một công cụ phù hợp chưa? Công việc quản lý của bạn cũng vậy. Bạn cần có công cụ sắc bén hơn.
Bạn cần biến các chính sách thành những công cụ cụ thể: dễ hiểu, dễ dùng, dễ thao tác
Ở phần này, tôi sẽ gợi ý bạn một số công cụ mà người quản lý cần phải có trong suốt quá trình tương tác với nhân viên
Nội dung cần học
Các công cụ và mục đích sử dụng trong suốt quá trình Quản Trị Mục Tiêu
Các công cụ dành riêng cho chiến dịch
Mục tiêu: Bạn phải giao việc hiệu quả tới từng nhân viên
Không có thông tinghjghj
ghjghj
Mục tiêu: Bạn phải giúp nhân viên thuộc các kịch bản trong chiến dịch
Không có thông tin
Mục tiêu: bạn phải đảm bảo triển khai hiệu quả
Không có thông tin
Mục tiêu: Bạn cần có kỹ năng và thủ thuật trong quá trình làm việc nhóm
Các thủ thuật (kỹ thuật) cần học
Tạo thế
Chuyển đổi trạng thái
Tập trung vào mong muốn và thu nhập
Giải quyết vấn đề và tìm giải pháp cùng nvkd
Truyền đạt bằng công cụ trực quan
Tạo lòng tin bằng yếu tố chuyên gia
Tạo ra giới hạn ảo
Thay đổi trong an toàn
Cho làm thử
Muốn có ? cần đăng ký
Hỏi bạn:
Nhân viên của bạn đã thực sự "chiến đấu" hết mình trong chiến dịch này chưa?
Bạn đã khiến cho nhân viên Biết - Thích - Tin trong công việc chưa?
Tại sao cần học phần này:
Nếu làm việc có kỹ thuật, bạn sẽ dễ dàng giúp nhân viên Biết - Thích - Tin hơn
Nếu làm việc thiếu kỹ thuật, bạn có thể không nắm được suy nghĩ thật của nhân viên
1. Thủ thuật | tạo thế
Làm sao để nhân viên tuân thủ hơn "mệnh lệnh" từ cấp trên?
Ra thông báo
Trợ lý, admin
Loan tin hấp dẫn
Xem video: 3 Quyền lực cần có của người quản lý
2. Thủ thuật | chuyển đổi trạng thái
Làm sao để nhân viên cảm thấy sếp vừa gần gũi, vừa nghiêm túc?
Nói chuyện thân tình vui vẻ
Câu nói vào việc, chuyển trạng thái
3. Thủ thuật | tập trung vào mong muốn và thu nhập
Nhiều nhân viên chẳng biết mình muốn gì, làm thế nào để "thúc đẩy" được họ?
Đầu tiên: phải xem lại quan điểm của sếp tổng về việc Biểu Đồ Tương Quan Giữa Thu Nhập và Doanh Thu. Nhiều trường hợp chính sách thu nhập bị giới hạn.
Tiếp theo: Bạn có thể đề xuất chính sách thu nhập ngắn hạn, để kích doanh số, có lợi cho khách hàng - nhân viên - và bạn. Phía công ty cần chấp nhận đầu tư để nhận lại được mục tiêu khác như: độ phủ, độ hài lòng...
Theo theo: Bạn cần giải được bài toán thu nhập cho nhân viên, đó có thể là THU NHẬP CÓ KHẢ NĂNG ĐẠT ĐƯỢC
Cuối cùng: bạn sử dụng quy trình để làm việc với họ
4. Quy trình Score | giải quyết vấn đề và tìm giải pháp cùng nvkd
Nhân viên kêu khó, làm sao để giúp họ giải quyết ?
Tặng bạn quy trình Score trị giá 1,500,000 đ
Ứng dụng Score vào:
Giúp nhân viên tìm giải pháp tối ưu
Giúp gỡ rối cho nhân viên
Xem tình huống: Cùng nhân viên tìm giải pháp tăng doanh số
5. Thủ thuật | truyền đạt bằng công cụ trực quan
Quá trình bàn bạc về thu nhập và doanh thu rất khó đàm phán, vậy có công cụ nào giúp dễ nói chuyện hơn không?
Đầu tiên: phải xem lại quan điểm của sếp tổng về việc Biểu Đồ Tương Quan Giữa Thu Nhập và Doanh Thu. Nhiều trường hợp chính sách thu nhập bị giới hạn.
Tiếp theo: Bạn có thể đề xuất chính sách thu nhập ngắn hạn, để kích doanh số, có lợi cho khách hàng - nhân viên - và bạn. Phía công ty cần chấp nhận đầu tư để nhận lại được mục tiêu khác như: độ phủ, độ hài lòng...
Cuối cùng: bạn cần có công cụ để cùng đàm phán với nhân viên
6. Thủ thuật | tạo lòng tin bằng yếu tố chuyên gia
Làm sao để áp dụng chương trình mới, mà không khiến nhân viên và khách hàng cảm thấy khó chịu?
Không hiệu quả thì bắt buộc phải thay đổi
Nhưng hầu hết sự thay đổi đều gặp kháng cự, thậm chí gây bất lợi vỡ hệ thống.
Ai ai cũng ngại thay đổi, mặc dù biết là tốt
Vậy, phải thay đổi trong an toàn
Nhiều trường hợp, phải thay đổi từ từ, cho tập làm quen, cho lựa chọn.
Hãy xem thủ thuật này từ người quản lý thông minh
7. Thủ thuật | tạo ra giới hạn ảo
Làm thế nào để khiến cho nhân viên bắt tay vào triển khai luôn?
Quản lý "thổi hồn" cho quà tặng thêm
NVKD "thổi hồn" cho quà tặng thêm
8. Thủ thuật | thay đổi trong an toàn
Làm sao để áp dụng chương trình mới, mà không khiến nhân viên và khách hàng cảm thấy khó chịu?
Không hiệu quả thì bắt buộc phải thay đổi
Nhưng hầu hết sự thay đổi đều gặp kháng cự, thậm chí gây bất lợi vỡ hệ thống.
Ai ai cũng ngại thay đổi, mặc dù biết là tốt
Vậy, phải thay đổi trong an toàn
Nhiều trường hợp, phải thay đổi từ từ, cho tập làm quen, cho lựa chọn.
Hãy xem thủ thuật này từ người quản lý thông minh
9. Thủ thuật | cho làm thử
Làm sao để đánh giá được nhân viên đã có đủ năng lực và sự tự tin bắt tay vào làm luôn?
Rất nhiều trường hợp nhân viên nhận lời nhưng rồi để đó
Quản lý nhóm thì bận bịu, tuần sau mới hỏi đến
Nhân viên chưa triển khai, nhưng tìm mọi lý do để bao biện
Thậm chí "bịa ra" là chương trình mới này khó thực hiện
Bạn cần có thủ thuật CHO LÀM THỬ để test và điều chỉnh
10. Thủ thuật | muốn có ? cần đăng ký
Bạn có chắc chắn là nhân viên có thực sự quan tâm chiến dịch mới? làm sao để họ muốn bạn đào tạo họ cách làm, thay vì ngược lại?
Người mẹ chiều con là thỏa mãn tất cả yêu cầu của chúng mà không đòi hỏi điều kiện gì
Quản lý bán hàng cũng thường rơi vào tình trạng "hỗ trợ nhiệt tình mà nhân viên chẳng phải cam kết gì"
Hãy thử làm khó nhân viên một chút? bạn sẽ thấy họ còn giỏi hơn bạn tưởng nhiều.
Hãy học qua tình huống ngắn này