KHÓA HỌC KỸ THUẬT BÁO GIÁ VÀ XỬ LÝ TỪ CHỐI VỀ GIÁ
Đăng ký 1 lần, học 12 tháng, Học bằng video quay sẵn trên máy tính hoặc điện thoại.
Học phí: 2,500,000 đ. Ưu đãi: 1,200,000 đ. Tiết kiệm 52%. Thời gian ưu đãi còn 1 ngày
Đăng ký 1 lần, học 12 tháng, Học bằng video quay sẵn trên máy tính hoặc điện thoại.
Học phí: 2,500,000 đ. Ưu đãi: 1,200,000 đ. Tiết kiệm 52%. Thời gian ưu đãi còn 1 ngày
GIÚP BẠN_
Tránh tối đa bị từ chối khi báo giá, đặc biệt là sản phẩm có mức giá cao hơn mặt bằng chung.
Biết cách báo giá khéo léo có kỹ thuật.
Nếu đã bị chê giá cao thì biết cách thuyết phục
Sử dụng 7 kỹ thuật này khi giá của bạn: giá đắt, giá lệch, lợi nhuận thấp. Dùng để giúp khách hàng dễ chấp nhận giá bạn đưa ra hơn hoặc xử lý từ chối
_ĐỐI TƯỢNG HỌC:_
Trình dược viên OTC, ETC
Quản lý cần học để đào tạo lại
Các bạn nvkd ngành khác
ĐĂNG KÝ & KÍCH HOẠT
Kết zalo/call 0964369995 nhắn rõ "quan tâm khóa học"
Chuyển khoản: NGUYỄN NHƯ CƯƠNG, ngân hàng BIDV, STK: 12110000336344
Kích hoạt ngay: Gửi Email và SĐT để kích hoạt
HƯỚNG DẪN HỌC
Video hướng dẫn thao tác học trên điện thoại thuận tiện (tạo lối tắt và chỉnh giao diện xem)
CHƯƠNG 1 | LÝ THUYẾT CHUNG
Nguyên lý: giá thì không thay đổi được, nhưng cảm nhận về giá thì có thể thay đổi
Ứng dụng: NVKD trước khi báo giá, để khách hàng có cảm nhận "vớ được giá hời", cần làm 2 việc:
Chào sản phẩm thật tốt để làm TĂNG GIÁ TRỊ SẢN PHẨM - (còn gọi là giá trị cảm nhận) (học kỹ tại khóa học chào hàng cấp tốc)
Sử dụng các kỹ thuật báo giá và xử lý giá để KHÁCH CẢM NHẬN GIÁ DỄ CHẤP NHẬN
Em cần làm như thế nào để báo giá hiệu quả ạ?
BẠN CẦN LÀM 2 VIỆC:
1/ Động tác cử chỉ khi báo giá
- Rút máy tính ra
- Vừa tính giá, miệng vừa lẩm nhẩm câu nói "suất 10+3 đang là suất tốt nhất đó ạ"
- Sau khi tính giá xong, miệng reo lên bằng câu cảm thán "Ồ! giá về chỉ còn là 150,000 đ một hộp thôi ạ?
- Sau khi báo giá xong, xin phép được Báo Suất bằng câu nói: "Để em tính suất 10+3 luôn cho chị nhé?"
- Báo suất bằng câu nói: Suất này chỉ hết có 1,450,000 đ thôi ạ.
Sau khi báo giá hoặc báo suất.... cần TUYỆT ĐỐI IM LẶNG trong 5 giây, mắt nhìn thẳng vào mắt khách hàng.
2/ Đây là câu nói mà bạn cần luyện cho tốt này:
- Vâng để em tính giá của suất 10+3 cho chị nhé
- Suất 10+3 đang là suất tốt nhất đó ạ
- Ồ, giá về chỉ còn là 150,000 đ một hộp thôi ạ!
- Để em tính suất 10+3 luôn cho chị nhé?
- Suất này chỉ hết có 1,450,000 đ thôi ạ
- Thói quen Im lặng trong 5 giây
Sau đó đánh lạc hướng bằng việc Hỏi về việc giao hàng (tức là đang chốt đơn nhé)
Lưu ý: Sau khi báo giá hoặc báo suất, tuyệt đối không TRÌNH BÀY gì thêm về sản phẩm nhé.
Em cần làm như thế nào để báo giá hiệu quả ạ?
Cách "đo khả năng" bằng câu hỏi như sau:
- Hiện tại đang có 2 suất tốt nhất đó chị (ngữ điệu tò mò)
- Đây chị ạ (chìa ra tờ CTKM, miệng nói, tay chỉ vào 2 suất)
- 2 suất tốt nhất đó là...mua 8 hộp thì được tặng 2, mua 10 hộp thì được tặng 3
- Thì...
- Không biết chị quan tâm suất nào để em tính về giá cho chị ạ?
(nói thêm)
- Vâng, thế cứ để em tính cho chị suất 10+3 nhé!
Như vậy là giữa bạn và khách hàng đã cùng nhau CHỌN 1 SUẤT CỤ THỂ để tính toán rồi nhé.
Yêu cầu: Bạn hãy tập nói câu trên với giọng điệu tự nhiên nhất
CHƯƠNG 2 | XỬ LÝ KHI GIÁ CAO "CHÚT ÍT"
Xử lý bị chê giá cao hoặc chê hàng mới - Dùng Kỹ thuật cộng - Cộng thêm lợi ích khác
Nếu khách hàng chê giá của em đắt hơn 10.000 đồng, em phải xử lý như thế nào ạ?
1/ Hãy học quy trình xử lý từ chối
2/ Hãy dùng kỹ thuật CỘNG - trong Bước Thuyết Phục
Yêu cầu: Xem video và tập nói theo giảng viên
Xử lý bị chê giá cao
- Kỹ thuật TRỪ - trừ là trừ đi những bất tiện so với sản phẩm cạnh tranh khác
Nếu khách hàng chê giá của em đắt hơn 10.000 đồng, em phải xử lý như thế nào ạ?
1/ Hãy học quy trình xử lý từ chối
2/ Hãy dùng kỹ thuật TRỪ - trong Bước Thuyết Phục
Yêu cầu: Xem video và tập nói theo giảng viên
CHƯƠNG 3 | XỬ LÝ KHI BỊ CHÊ LỢI NHUẬN THẤP
CHƯƠNG 4 | XỬ LÝ KHI GIÁ CAO (KHA KHÁ)
Áp dụng: 2 trường hợp
Phòng tránh khách có cảm nhận là giá bị cao
Xử lý khi khách cảm thấy giá cao, giúp khách cảm nhận lại là "cũng không phải là cao"
Nguyên lý:
GIÁ THÀNH CAO chia nhỏ ra thành GIÁ THÀNH NHỎ
nghe dễ chấp nhận hơn
Tình huống:
Ví dụ: Giá hộp Canxi 250k/ 20 ngày = 12,500 đ/ mỗi ngày
Cách trình bày như thế nào?
Yêu cầu: Xem video và tập nói theo giảng viên
TRƯỚC KHI RA QUYẾT ĐỊNH MUA, HẦU HẾT ĐỀU ĐI SO SÁNH
Vì vậy, thay vì để khách đi tìm thông tin so sánh, hãy chủ động tạo ra sự so sánh để khách thấy thỏa mãn, và tự tin đưa ra quyết định
Tình huống: Biết là sản phẩm của mình sẽ bị chê giá cao
Vì sản phẩm của em cao hơn mặt bằng chung là 50.000 đồng, em phải xử lý như thế nào ạ?
Cụ thể, các sản phẩm Canxi đơn thuần khác giá nhập chỉ có 100,000 đ/ hộp, nhưng giá Canxi phối hợp của em là 150,000 đ/ hộp. Khách nào cũng chê giá cao ạ...
Trả lời.
=> Ngoài cách báo giá giá sản phẩm theo kiểu Chia nhỏ,
Bạn cũng có thể CHỦ ĐỘNG TẠO RA SỰ SO SÁNH, khách nghe dễ chấp nhận hơn, đỡ bị choáng váng :))
Ví dụ, thay vì nói "Canxi Super Hill có giá là 150,000 đ/ hộp
Hãy nói:
- Chị biết không, những sản phẩm canxi như thế này chính ra nhà thuốc bán giá rất là rẻ ấy chị ạ..
- Hôm qua em có thấy một sản phẩm Canxi bán online, họ bán giá tận 1,200,000 đ/ lọ
- Một số sản phẩm online khác bán có rẻ hơn, nhưng cũng tầm từ 900k đế 750k cơ
- Còn hàng Canxi Super sau này nếu chị bán online và cả offline, cũng chỉ bán với giá từ 230,000 đến 250,000 đ thôi
- Và giá nhập vào chị còn nhập vào rẻ hơn rất nhiều. Chị có muốn xem qua CTKM không ạ?
- Đây chị này, ...bla..bla
- Chị mua suất 20 hộp này đi, giá cũng chỉ là 150,000 đ/ một hộp thôi.
SỰ SO SÁNH ĐƯỢC TẠO RA LÀ GÌ?
- 1,200,000 - 900k - 750k - 250k - 150k
Cố gắng nói làm sao để khách có CẢM NHẬN GIÁ HỢP LÝ nhé
Yêu cầu: Xem video cách diễn đạt và tập nói theo giảng viên
CHƯƠNG 5 | XỬ LÝ KHI GIÁ CAO (RẤT CAO)
...
Tình huống: Em bị khách chê giá Canxi đắt hơn tận 50k so với sản phẩm Canxi họ đang nhập, em phải xử lý tình huống này như thế nào?
Cụ thể: giá Canxi của em bán đến nhà thuốc là 150k, nhưng chị ấy nói là chị ấy nhập rẻ hơn rất nhiều ạ?
Thế đắt hơn là đắt hơn bao nhiêu?
Dạ, em không rõ ạ.
Nếu không biết cách hỏi khách hàng là GIÁ CHỊ NHẬP VÀO KHOẢNG BAO NHIÊU? thì coi như bạn mù mờ nhé
CÁCH GIẢI QUYẾT:
1- Hãy tìm ra GIÁ CAO HƠN: Ví dụ 150k -100k = 50k (phải đưa ra con số cụ thể là 50k)
2- Cực tiểu hóa GIÁ CAO HƠN. Bằng cách chia 50k/ 20 ngày = 2,500đ/ ngày (giá cao hơn chia cho số ngày sử dụng = giá cao hơn trong 1 ngày) Hì hì... giá cao hơn trong 1 ngày là 2,500 đ nghe sẽ dễ chấp nhận hơn
3- So sánh CHI PHÍ CAO HƠN...so với NHỮNG LỢI ÍCH nhận được
Ví dụ: So sánh 2,500 đ bỏ ra thêm so với việc các bé được dùng sản phẩm 3 tác dụng gồm tăng chiều cao, giúp ăn ngon, giúp tăng cường sức đề kháng, vả lại sản phẩm cũng không bị nóng như những canxi khác
4- Hỏi khách hàng có thấy hợp lý không, và DẪN DẮT sang mua bán bằng câu nói "Chị có muốn xem thêm về CTKM không ạ? Nếu khách ok, các bạn chiết khấu thêm cho khách từ 2% đến 5% là ok.
Xem video tham khảo thêm.
...
Tình huống: Em biết là giá sản phẩm công ty em rất cao, dù em có nói là sản phẩm rất cải tiến, nhưng nếu em báo giá thì thường sẽ bị từ chối, em nên Báo giá bằng cách nào để khách dễ chấp nhận hơn ạ?
Cụ thể: Có một số khách hàng nói, sản phẩm của em quá đắt, họ nhập nơi khác có 100k, mà của em tận 150k ạ. Hic
Áp dụng thủ thuật tâm lý: ĐÃ ĐẮT, CHO ĐẮT HẲN LUÔN, HỎI KHÁCH CÓ "DÁM CHƠI KHÔNG?"
Mẹo này nếu thành công, bạn đỡ phải xử lý rất nhiều những tình huống nhỏ nhặt...khi khách đã chấp nhận CUỘC CHƠI LỚN rồi, họ sẽ tự xử lý những khó khăn nhỏ nhặt. Họ sẽ dễ dàng chấp nhận những rào cản nhỏ nhặt.
Nhưng, hãy lưu ý: Để áp dụng được thủ thuật này, sản phẩm của bạn phải có 1 điểm độc đáo hoặc 1 điểm mạnh cụ thể. Hãy cầm lên tay sản phẩm và tự trả lời câu hỏi " sản phẩm này có gì chuyên biệt và độc đáo không nhỉ?"
VÍ DỤ NHÉ:
- Thế giá sản phẩm này bao nhiêu em?
- Dạ, giá thì sẽ hơi cao hơn so với Canxi thông thường đó chị.
- Đây là dòng canxi 3 tác dụng và lại không gây nóng cho nên cũng kén khách hàng
- Vả lại một liệu trình sử dụng phải ít nhất là 3 tháng, với số tiền cần phải có là 1,500,000 đ
- Chị cho em hỏi một chút được không (vẻ mặt tỏ vẻ quan trọng hóa vấn đề)
- Để có thể sử dụng được bộ sản phẩm này, thì các bố mẹ phải có đủ số tiền là 1,5 triệu trong vòng 3 tháng
- Theo chị, những khách hàng của chị có thể chi trả được không ạ?
- 1,5 triệu thì là bình thường, nhưng vấn đề là... sản phẩm của em có tốt thật hay không thôi..?
- Dạ, về hiệu quả thì em sẽ cam kết với chị...
- Sản phẩm này chỉ có mỗi 1 nhược điểm là... theo tư duy thông thường của nhà thuốc thì giá có hơi mắc 1 chút
- Nhưng đối với các bậc cha mẹ thì họ lại không nghĩ thế, miễn là sản phẩm uống không gây nóng thì họ lại thấy bình thường.
VÂNG, em cũng xin được gửi chị GIÁ NHẬP như thế này ạ?
- Em mượn chị tờ giấy và cái bút ạ..
- Giá chị bán theo bộ combo 3 tháng là: 1,500,000 đồng
- Lợi nhuận cố định của chị là: 600,000 đ/ trên 1 combo
- Ngoài ra thì em luôn có ưu đãi thêm cho chị trong trường hợp chị bán được nhiều
- À, trong tuần này công ty em đang có CTKM thêm đó.
- Chị có muốn xem qua CTKM không ạ?
Lời nhắn: như vậy là tạm ổn nhé các bạn, đọc chữ thì hơi dài, nhưng thực ra nói ra bằng lời nó ngắn gọn lắm... chịu khó mà đọc cho nhuần nhuyễn.
Đây là kỹ thuật mà giảng viên Cương tự đưa ra. Đã áp dụng thành công kể cả với sản phẩm đắt hơn đến 600,000 đ (cụ thể là dầu gội Fontene chống rụng tóc và kích thích mọc tóc của Ý là 720k, bị so giá với Dầu gội của Thái Lan chỉ có 80k thôi)
Hãy xem video